Phân bón lá Lân 2 chiều MKA là một sản phẩm phân bón lá lưu dẫn 2 chiều chứa thành phần Lân hữu hiệu (P2O5hh) với nồng độ 400 g/l.
Lân 2 chiều MKA kiểm soát nấm Phytophthora bằng cơ chế kháng chủ động
Lân 2 chiều MKA có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh do nấm Phytophthora gây ra trên cây trồng như: nứt thân, xì mủ, lở cổ rễ, thối rễ, khô cành, chết ngọn, thối trái . Lân 2 chiều có khả năng kích kháng cao với thành phần là Photphonate giúp cây trồng kháng lại bệnh do vi khuẩn và ngăn tuyến trùng và có thể sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của cây trồng như nhú mầm hoa, phát triển mầm, trước xổ nhụy, đậu trái non và phát triển trái.
Với đặc tính lưu dẫn 2 chiều : sản phẩm có tính linh động và khả năng lưu dẫn hai chiều từ lá xuống rễ và ngược lại. Sau khi hấp thu vào cây, thuốc sẽ kích thích hệ thống đề kháng của cây sản xuất phytoalexin, PR-protein để tiêu diệt nấm bệnh. Đồng thời sản sinh enzyme lytic và rthylen giúp cô lập vùng bệnh và phân hủy tế bào chết, làm lành vết thương, ngăn chặn hình thành và ức chế tế bào tử gây. Cung cấp lân hữu hiệu cho cây, an toàn và thân thiện môi trường.
1. Vai trò của Lân đối với sinh trưởng cây trồng
Hỗ trợ phát triển các bộ phận mới: Lân tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ. Nó ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh, giúp cây chống được lạnh và nóng.
Thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và tạo mầm: Lân 2 chiều giúp cây phát triển mầm hoa nhanh chóng và đồng loạt. Điều này hỗ trợ cho việc ra hoa và kết trái sau đó.
Đánh thức miên trạng mầm hoa: Sản phẩm giúp kích thích mầm hoa tỉnh dậy từ trạng thái miên, giúp cây phát triển mạnh mẽ.
Giúp cơi đọt cuối lá dày và già nhanh đồng loạt: Lân 2 chiều cung cấp lân hữu hiệu cho cây, giúp cơi đọt cuối lá dày và tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh chóng.
Tăng khả năng chống chịu và đề kháng: Lân làm cho cây chịu được chua, kiềm và có khả năng đệm. Nó còn tham gia vào các thành phần enzym, các Protein và quá trình tổng hợp các axit amin.
Kích thích sự phát triển của rễ: Lân tham gia vào quá trình hình thành rễ, giúp cây phát triển hệ thống rễ mạnh mẽ.
Tăng khả năng chống lại bệnh hại cây trồng: Lân cung cấp năng lượng cho cây, giúp tăng khả năng chống lại bệnh tật.
2. Tác dụng của lân đối với cây trồng
Lân có tác dụng kích thích quá trình cộng sinh với vi khuẩn tạo ra nốt sần trên rễ, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa đậu trái. Đặc biệt, lân là một trong 3 nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nó tham gia và thành phần Protein, cấu tạo nên tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây.
Lân là thành phần cấu tạo của acid nucleic, nucleo-protid, phosphatid, glucophosphat, phytin, các hợp chất muối, men và các vitamin.
+ Chất lân tham gia cấu tạo năng lượng của tế bào sống (ADP, ATP), giúp hệ thống rễ phân nhánh và ăn sâu, cây tăng trưởng nhanh, chống chịu hạn tốt.
+ Lân cũng rất cần thiết cho một vài phản ứng sinh hóa như quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và một vài chuyển hóa khác cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
+ Lân rất cần thiết trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng của thực vật cũng như đóng vai trò chuyển hóa năng lượng biến dưỡng trong suốt mùa vụ.
+ Lân giúp rễ cây phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng, giúp cây đứng vững, hút được nhiều nước và dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt là lông hút.
+ Lân rất cần thiết cho kích thích sự phát triển của rễ non vào giai đoạn cây con và lúc cây ra hoa, kết trái sớm, trái lớn và chắc hạt.
+ Hàm lượng lân thường tập trung nhiều trong hạt và trái và ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành hạt.
+ Lân làm tăng cường khả năng hút đạm (N) do nó có tác dụng chống chế độ độc của lượng đạm khoáng, tăng cường chuyển hóa đạm thành protid.
Lân là một trong ba chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho cây trồng, bên cạnh nitơ (N) và kali (K). Nếu đất thiếu phosphorus, cây trồng sẽ không thể phát triển và sản xuất tối đa. Do đó, người nông dân thường áp dụng phân bón có chứa phosphorus để bổ sung nguồn dinh dưỡng này cho đất và giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
3. Tác động của lân đến năng suất và chất lượng cây trồng
Bón đủ lân: Giúp cây tăng trưởng, sinh trưởng tốt, ra nụ và hoa sớm, cho năng suất và chất lượng cao.
Bón thiếu lân: Gây ảnh hưởng đến chất lượng hoa, quả, củ. Làm giảm khả năng tổng hợp chất bột, hoa khó nở; quả ít, chín chậm, quả thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn công.
Bón thừa lân: Khó phát hiện, nhưng dễ kéo theo là cây thiếu kẽm và đồng. Thừa lân sẽ làm cho cây chính quá sớm, không kịp tích lũy được vụ mùa năng suất cao.
4. Có nên sử dụng Lân 2 chiều để tạo mầm?
Lân 2 chiều là dòng Lân có khả năng kích kháng cao với thành phần là Photphonate, vẫn có thể sử dụng cho hầu hết các giai đoạn như: nhú mầm hoa, phát triển mầm, trước xổ nhụy, đậu trái non và phát triển trái. Tuy nhiên, do đây là dòng Lân kích kháng nên hiệu quả sẽ không cao bằng các dòng Photphate do mất một khoảng thời gian để chuyển đổi từ photphonate thành photphate nên tuy là vẫn chứa hàm lượng Lân và Kali cao nhưng bà con nhà vườn thường sử dụng các dòng bón gốc khác để tăng hiệu quả và giảm chi phí.