Trang chủNhà nông cần biếtQUY TRÌNH CƠ BẢN ĐẢM BẢO CÂY RA HOA TỐI ĐA

QUY TRÌNH CƠ BẢN ĐẢM BẢO CÂY RA HOA TỐI ĐA

TIN MỚI NHẤT

Xử lí ra hoa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng quả.

Quy trình cơ bản đảm bảo cây ra hoa tối đa

  1. Hiểu về vòng đời cây trồng:

Cây con: Tập trung sinh trưởng, phát triển để tạo tiền đề cho cây đủ điều kiện sinh sản.

Trưởng thành: Giai đoạn cây duy trì nồi giống, chuyển sang giai đoạn này khi cây đủ sức để chuyên mình sang giai đoạn mới.

Sinh sản: Cây lão hóa theo thời gian, tuổi thọ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, đặc biệt là việc sinh sản.

Già: Cây chết đi do nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh tật.

  1. Những nguyên lý cơ bản khi xử lý ra hoa:
  • Cây phải đủ khỏe trước khi xử lý ra hoa.
  • Phải tạo sốc cho cây để cắt đứt giai đoạn sinh trưởng, giúp cây chuyển sang giai đoạn sinh sản.
  • Việc ra hoa hay lọc (lá) là do quá trình tạo mầm quyết định.
  • Việc đánh kích thích ra hoa được xem như hỗ trợ cho cây đâm mầm tượt sớm hơn.
  1. Quy trình cần biết để cây trồng đảm bảo ra hoa: 

3.1 Cây khỏe mới cho xử lý ra hoa:

  • Xử lý đất trồng: Đảm bảo đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng, thoát nước tốt.
  • Bón phân: Bón phân cân đối NPK, bổ sung vi lượng cho cây phát triển khỏe mạnh.
  • Tưới nước: Tưới nước đầy đủ, giữ ẩm cho đất nhưng tránh úng nước.
  • Cắt tỉa cành: Cắt tỉa cành già, cành vượt, tạo tán cây thông thoáng để đón ánh sáng.
  • Phục hồi cây khỏe: Cây sẽ có sức để mang lượng bông nhiều, nhanh phục hồi sau ra hoa, hạn chế rụng hoa rụng trái, hoa trái phát triển tối đa.

Lưu ý giai đoạn phục hồi: Chú trọng rễ (tái tạo, phục hồi) và lá (đảm bảo số lượng, chất lượng).

3.2 Tạo sốc cho cây trước khi tạo mầm:

Việc tạo sốc cho cây là để cây kết thúc giai đoạn sinh trưởng chuyển sang giai đoạn sinh sản.

Ví dụ: Bón nhiều super lân để rễ cây bị ảnh hưởng, kết hợp phun lân nồng độ cao để tạo sốc, phun bổ sung paclo để cây ngừng sinh trưởng.

3.3 Tạo mầm:

  • Giai đoạn này diễn ra từ khi mầm hoa hình thành đến khi nụ hoa phát triển đủ lớn.
  • Điều kiện cần thiết:
    • Ánh sáng: Cây cần có đủ ánh sáng để quang hợp, tạo năng lượng cho quá trình phát triển nụ hoa.
    • Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp cho từng loại cây trồng sẽ giúp nụ hoa phát triển tốt nhất.
    • Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp giúp nụ hoa không bị khô héo.
    • Dinh dưỡng: Bón phân bổ sung Kali, vi lượng để thúc đẩy phát triển nụ hoa.

Quy trình xử lý ra hoa: Thu hoạch => Phục hồi => Tạo sốc cho cây => Tạo mầm => Đánh kích thích => Cây ra hoa => Dưỡng Hoa dưỡng trái => Thu hoạch

Tạo mầm: Thay vì để bình thường, xử lý ra hoa có thể có tỷ lệ hoa/chồi đọt là 20%. Việc tạo mầm nhằm để xử lý 80% chòi ngọn còn lại để chuyển hóa thành chồi hoa.

3.4 Giai đoạn đánh kích thích ra hoa:

  • Giai đoạn này diễn ra khi nụ hoa phát triển đủ lớn và bung nở.
  • Điều kiện cần thiết:
    • Ánh sáng: Cây cần có đủ ánh sáng để hoa nở đẹp và thu hút côn trùng thụ phấn.
    • Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp giúp hoa nở đều và lâu tàn.
    • Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp giúp hoa không bị héo úa.
    • Dinh dưỡng: Bón phân bổ sung Kali, vi lượng để hoa nở đẹp và lâu tàn.

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý ra hoa.

Mục đích: Giúp cây bật mầm để ra hoa.

Giai đoạn này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Thời tiết, giống cây, sự thành thục của cành/lá, tuổi cây, sức khỏe cây.

Sản phẩm thường dùng: Kali nitrat, amonium sunphat, GA3, NAA,…

3.5 Phụ thuộc vào thời tiết :

Xử lý phụ thuộc vào thời tiết, đặc biệt là giai đoạn tạo sốc.

Giai đoạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất: Tạo sốc và phun tạo mầm, kích ra hoa.

Yếu tố khí hậu: ví dụ về cây xoài

Nhiệt độ: Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây xoài. Nhiệt độ thích hợp để xoài ra hoa là từ 24-28,8°C.

Thời gian chiếu sáng (quang kỳ): Sự phân hóa mầm hoa thường xảy ra trong điều kiện ngày ngắn. Tán lá phía Đông nhận nhiều ánh sáng hơn, có thể trổ hoa sớm hơn phía Tây, nhưng lại có số hoa lưỡng tính thấp hơn.

Đặc tính của cây:

Giống cây: Giống xoài bưởi, xoài tứ quí, xoài thanh ca, xoài cát ghép, xoài Hòn, xoài Lữ Phụng Tiên dễ ra hoa hơn xoài cát Hoà Lộc, cát trắng Cần Thơ, cát chu. Giống xoài cát thơm, cát bồ, xoài tượng là nhóm khó ra hoa nhất.

Tuổi cây và tuổi cành: Cây có tuổi cao hơn (càng lâu năm) thường ra hoa tốt hơn. Lá có độ già ít nhất là 7 tháng tuổi mới có thể ra hoa tốt.

Yếu tố dinh dưỡng và tỉ lệ C/N:

Tăng cường bón P, K, Ca, Mg vào thời kỳ cây bắt đầu phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên, vai trò của N cũng quan trọng. Cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng để cây ra hoa và cho trái tốt.

Chất điều hòa sinh trưởng:

Auxins, Cytokinin, Paclobutrazol, Ethylene thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa (ra hoa).

Gibberellin (GA3) thúc đẩy quá trình tăng trưởng chồi (ra lá).

  1. Các lưu ý khi để cây ra hoa năm đầu tiên:

Giai đoạn 1: Cây khó xử lý ra hoa nhất vì chưa chuyển sang giai đoạn sinh sản hoàn toàn.

Lưu ý:

Xử lý chủ yếu đánh thức cây để chuyển qua giai đoạn sinh sản cho lần sau.

Tránh làm sốc sinh lý như xiết nước, khứa cành, phun ức chế sinh trưởng nồng độ cao.

Giai đoạn 2: Xử lý ra hoa trong giai đoạn sinh sản (cây cho năng suất và thu hoạch).

 

Don`t copy text!