- pH đất là gì?
- pH là thước đo về độ chua và độ kiềm của nước và có thang đo từ 1-14. Với chỉ số pH thấp là độ chua càng cao và chỉ số pH càng cao thì độ kiềm càng lớn. Các chỉ số nhỏ hơn 7 là có tính axit còn lớn hơn 7 là có tính kiềm
- pH trung tính: Theo MKA thì pH trung tính từ 6-8. Tuy nhiên các điều kiện thực tế đội kỹ thuật MKA thì pH đo thường nằm mức 5-6.5
- Cách kiểm tra pH
- pH nước: giấy qùi hoặc bút đo pH
- pH đất: bút đo hoặc thiết bị chuyên dùng. Không khuyến cáo sử dụng giấy quỳ. Thực tế việc kiểm tra pH đất là kiểm tra pH của nước trong đất. Nên việc đo pH phải chú ý đến những yếu tố kỹ thuật khi đo như sau:
+ Không đo pH khi vừa rãi phân, vôi vừa xong (số liệu sẽ không chính xác do khi đo lượng phân rãi vẫn còn tồn động trên mặt đất làm ảnh hưởng đến kết quả thực tế), đo trước giai đoạn bón phân hoặc sau giai đoạn bón phân ít nhất 10 ngày theo kinh nghiệm MKA. Hoặc không đo pH khi mới vừa tưới cây xong.
+ Xác định nguyên nhân và vị trí đo: ví dụ rễ bị thối rễ khi đó phải xác định là lớp rễ mặt hay là lớp lễ ở độ sâu từ mặt đất bao nhiêu để đo đúng độ sâu thì kết quả sẽ chính xác hơn). Thông thường không nên đo ở mặt đất vì mặt canh tác bao giờ cũng có chỉ số pH cao hơn so với vị trí sâu hơn cần xác định đúng mục đích đo để lựa chọn độ sâu đo phù hợp
+ Đo nhiều vị trí trong vườn => đánh giá khách quan nhất tình hình pH của vườn một cách chính xác nhất
+ Sử dụng dụng cụ và thiết bị khi đo: nước sẽ đo bằng giấy quì tím và đất sẽ đo bằng bút đo pH hoặc nếu đo bằng giấy quì thì phải phơi khô hoà với tỷ lệ theo qui định rồi lọc lấy nước ra sau đó mới đo.
- Tầm quan trọng của việc kiểm tra pH:
- Kiểm tra pH giúp nông dân lựa chọn loại cây trồng phù hợp cho diện tích canh tác trước khi xuống giống ( ví dụ sầu riêng phù hợp loại pH bao nhiêu và trồng được trên nền đất nhà mình hay không)
- Kiểm tra pH thường xuyên chuẩn đoán được các vấn đề cây trồng đang canh tác => đưa ra phương án xử lý phù hợp và hiểu quả nhất.
- Cân chỉnh lượng pH đất trồng phù hợp nhất cho cây để hỗ trợ cây trồng phát triển tối đa
- Đối với đất và cây trồng thì ưu tiên về chỉ số pH vì chỉ số pH sẽ cho chúng ta biết rằng các dưỡng chất có trong đất cây trồng có hấp thụ được hay không bởi khi Ph có chỉ số không phù hợp với loại cây trồng thì các phân bón và dinh dưỡng ta bón cho cây sẽ trở nên kém hữu dụng, theo các nghiên cứu khi chỉ số PH ở mức 6 – 7 gần như mọi dinh dưỡng trong đất đều hữu dụng cho cây, hiện đất vườn cây ăn trái ở ĐBSCL PH dao động trong khoảng từ 4 – 4.5 vì thế độ hữu dụng dinh dưỡng trong đất chỉ khoảng 30% khi PH càn thấp thì các dưỡng chất như Lân Canxi Magie càng kém hữu dụng và nếu PH được nâng lên đạt từ 6 -6.5 thì độ hữu dụng của dinh dưỡng gần như 100% .
- Quản lý pH (đưa pH về trung tính)
Dùng các chất có tính pH cao để nâng pH và dùng các chất có thành phần axit để giảm pH.
- pH thấp: Sử dụng sản phẩm có tính Kiềm cao (sản phẩm có độ đo pH cao) để tưới chuẩn hoá pH về trung tính như :
- Vôi: Vôi đá, tinh Vôi (KOH và K2CO3), Vôi Bột, vôi có pH
- Phân Lân: lân nung chảy có tính kiềm cải tạo đất chua
- Tro: Tro đốt có tính kiềm cao và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
- Sử dụng sản phẩm vi sinh hay các chất có tính hoạt hoá cải thiện pH
- pH Cao:
- Sử dụng các sản phẩm có đặc tính axit hay có tính chua:
+ Sử dụng các dòng phân bón có chứa lưu huỳnh như đạm SA
+ Dùng các loại phân bón có tính axit cao như: super lân hoặc có độ pH thấp như các loại phân hoá học có thành phần S hoặc Cl
- Các phương án chung cho việc nâng và hạ pH
- Bổ sung hữu cơ cho đất có 2 lý do :
- Cung cấp lượng vi sinh vật có ích cho đất để các vi sinh vật hoạt động cải thiện độ pH đất đưa pH về mức có lợi nhất cho cây trồng đồng thời cũng tiêu diệt các nấm bệnh hay các vi sinh vật có hại trong đất và chính các nấm bệnh có hại này là nguyên nhân làm đất chua hơn
- Cung cấp hữu cơ cho đất là cung cấp thêm các hợp chất mùn hữu cơ và các axit amin từ đó làm cho đất thoáng khí và tơi xốp, thay đổi tính chất đất cơ bản của đất quá chua hay quá kiềm từ đó dần cải thiện pH đất theo thời gian.
- Giữ thảm thực vật khi canh tác:
+ Thảm thực vật hạn chế tối đa tình trạng xối mòn hay thất thoát lượng hữu cơ trên bề mặt đất do điều kiện thời tiết hay nước tưới (mà hữu cơ thì cải thiện pH)
+ Làm đất tầng canh tác tơi xốp thoáng khí và là lượng phân hữu cơ cung cấp lại cho cây về sau và khi đất tơi xốp thoáng khí tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển về lâu dần cải thiện pH đất trồng.
Giải pháp của chúng tôi – Tinh Vôi MKA với hàm lượng CaO > 50%
Tinh vôi MKA là một sản phẩm ưu việt dùng cho canh tác đất trồng nâng pH, hạ phèn, sát khuẩn cho đất, cung cấp canxi cho cây và cải tạo môi trường đất. Đặc biệt là trong việc điều chỉnh độ pH của đất. Với hàm lượng CaO > 50%, tinh vôi MKA là một lựa chọn tốt để cải thiện chất lượng đất và tăng năng suất cây trồng.
Tính năng vượt trội và ứng dụng của tinh vôi MKA:
- Điều chỉnh pH đất: Tinh vôi MKA giúp điều chỉnh độ acid của đất, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây trồng.
- Cung cấp Canxi (Ca): Với hàm lượng CaO cao, tinh vôi MKA cung cấp Canxi cho cây, hỗ trợ việc hình thành cấu trúc tế bào và tăng cường sự phát triển của rễ.
- Giảm độ độc hại của kim loại nặng: Tinh vôi MKA có khả năng kết hợp với các ion kim loại nặng trong đất, giúp giảm độ độc hại của chúng đối với cây trồng.
- Công dụng: Nâng pH đất, hạ phèn. Tạo môi trường bất lợi và hỗ trợ tiêu diệt nấm khuẩn, hỗ trợ giải độc cho cây trồng. Dùng ủ phân hữu cơ, tạo Bordeaux.
- Phương pháp sử dụng tinh vôi MKA:
- Phân bón đất: Trước khi gieo hạt hoặc trồng cây, hòa tan tinh vôi MKA trong nước và tưới đều lên đất. Điều này giúp cải thiện độ pH và cung cấp Canxi cho cây.
- Xử lý đất bị acid hóa: Đối với đất có độ acid cao, bạn có thể sử dụng tinh vôi MKA để điều chỉnh pH và làm cho đất phù hợp cho cây trồng.
- Hỗ trợ phân hủy phân bón hữu cơ: Tinh vôi MKA cũng giúp tăng tốc quá trình phân hủy phân bón hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Lưu ý: Không phối hợp sản phẩm khác và không phun trực tiếp vào hoa và trái non.
Liều lượng sử dụng:
- Qua lá: Rửa cây: 1kg/200l
- Tẩy rong: 1kg/50-100l.
- Phun khi thân cành khô ráo để độ bám và áo tinh vôi tốt.
- Qua gốc: Tưới nâng pH 1kg/200 -400l
- Ủ phân hữu cơ: 3-5 kg/tấn
- Quét vết thương: 1kg/1-2 lít
- Quy cách: Túi 5kg, thùng 4 túi
Tinh vôi MKA với hàm lượng CaO > 50% – giải pháp tốt và thuận tiện cho cải thiện chất lượng đất và tăng năng suất cây trồng.